Hướng dẫn chi tiết cách điều chế dung dịch thảo mộc ứng dụng trong nông nghiệp hữu cơ 

Các loại dung dịch thảo mộc được điều chế thông qua phương pháp tự nhiên giúp bảo vệ, tăng cường sức đề kháng, chất lượng cho cây trồng và đặc biệt rất an toàn, thân thiện với môi trường.

1. Cách điều chế một số dung dịch thảo mộc từ các nguồn tự nhiên

1.1 Tạo nguồn vi sinh vật bản địa (IMO)

– Mục đích: Để làm men ủ phân hữu cơ, phun khử mùi hôi của chuồng, trại.

– Nguyên liệu: Cơm trắng, đường đỏ với tỷ lệ 1:1.

– Cách làm:

  • Cho cơm trắng vào khoảng 2/3 vật đựng bằng gỗ để tạo môi trường.
  • Đậy kín hộp và để vào nơi có bụi tre hoặc gốc cây vải, nhãn.
  • Nếu trời mưa, đậy nilon lên trên để tránh nước mưa vào trong hộp.
  • Sau khi để 3-4 ngày, ta được hỗn hợp vi sinh vật bản địa.
  • Cho cơm trong hộp đã mốc vào chum và trộn đều với đường đỏ để sử dụng lâu dài.

1.2 Tạo dung dịch thực vật

– Mục đích: Dùng pha phối hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng bằng cách phun trực tiếp lên lá.

– Nguyên liệu:

  • Rau muống
  • Ngải cứu
  • Thân cây chuối
  • Đường đỏ
Rau muống có thể là nguyên liệu để tạo dinh dưỡng cho cây
Rau muống có thể là nguyên liệu để tạo dinh dưỡng cho cây

– Cách làm:

  • Thái nhỏ từng loại thực vật khoảng 2-3 cm và để riêng.
  • Trộn riêng từng loại với đường đỏ theo tỉ lệ 1: 0,5, bớt lại một ít đường.
  • Cho từng loại đã trộn đường vào chum riêng biệt, rải một lớp đường còn lại lên trên bề mặt để giữ ẩm, dùng một hòn đá đặt lên trên để giảm thể tích nguyên liệu và đậy kín chum lại.
  • Sau 5-7 ngày, tách riêng phần nước và bã. Phần nước cho vào chai đậy kín, được giữ ở nơi tối và mát, làm dung dịch nguyên chất để pha loãng dùng dần, phần bã dùng để ủ phân.

1.3 Lên men dung dịch quả

– Mục đích: Để pha phối hợp, bổ xung dinh dưỡng cho cây bằng phương pháp phun qua lá.

– Nguyên liệu:

  • Chuối quả
  • Đu đủ
  • Đường đỏ
Chuối quả, đu đủ và đường đỏ là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cây
Chuối quả, đu đủ và đường đỏ là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cây

– Cách làm:

  • Chuối tiêu chín thái lát cả vỏ, trộn đều với đường theo tỉ lệ 1 kg chuối/0,5kg đường sau đó cho vào chum, rải một lớp đường lên bề mặt và đậy kín để từ 5-7 ngày.
  • Đu đủ cắt dọc 1/3 quả, sau đó đổ đầy đường vào trong với tỉ lệ 10 kg quả/0,5kg đường và đậy lại bằng chính1/3 quả vừa cắt rời, đặt vào một vật chứa bằng nhựa giữ nước quả không chảy ra ngoài, để từ 5-7 ngày.
  • Sau 5-7 ngày, tách riêng phần chất lỏng nguyên chất cho vào chai đậy kín, giữ trong bóng mát để pha loãng dùng dần, bã dùng để ủ phân.

1.4 Dung dịch cá

– Mục đích: Để pha phối hợp, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây bằng phương  pháp phun qua lá.

– Nguyên liệu:

  • Cá biển hoặc cá sông hoặc đầu, đuôi, ruột cá.
  • Đường đỏ

– Cách làm:

  • Cắt cá khoảng từ 2-3 cm và đường theo tỉ lệ 1kg cá/0,5-0,7 kg đường.
  • Trộn đều cho vào chum, sau đó phủ một lớp đường lên bề mặt và đậy kín để trong 12 -14 ngày sẽ được một dung dịch cá.
  • Tách riêng phần lỏng và bã. Phần lỏng được giữ ở chai lọ đặt nơi bóng mát, tránh ánh sáng.
Cá biển, cá sông hoặc phần đầu, ruột có thể tận dụng làm nguyên liệu rất tốt để tạo nên đạm cá giàu dinh dưỡng cho cây trồng
Cá biển, cá sông hoặc phần đầu, ruột có thể tận dụng làm nguyên liệu rất tốt để tạo nên đạm cá giàu dinh dưỡng cho cây trồng

1.5 Dung dịch thảo mộc

– Mục đích: Dùng để phòng trừ sâu bệnh hại.

– Nguyên liệu:

  • Gừng
  • Tỏi
  • Rượu
  • Đường đỏ

– Cách làm:

  • Thái mỏng và để riêng từng loại vật liệu.
  • Cho từng loại vật liệu vào chum riêng biệt, đổ một lượng rượu trắng vào chum theo tỉ lệ 1 kg vật liệu/1 lít rượu.
  • Sau 12 giờ, thêm vào một lượng đường đỏ theo tỉ lệ (1:0,3), 1kg vật liệu ban đầu/0,3 kg đường, trộn đều, đậy kín bằng giấy để 5 ngày.
  • Sau 5 ngày, tiếp tục thêm một lượng rượu trắng theo tỉ lệ 1kg vật liệu ban đầu/5 lít rượu (1:5) để 15 ngày.
  • Tách riêng phần chất lỏng và bã.
  • Giữ phần chất lỏng trong lọ kín, ở nơi bóng mát làm vật liệu nguyên chất, để pha loãng dùng dần.

1.6 Dung dịch xương (có thể kết hợp thêm vỏ trứng)

– Mục đích: Để pha phối hợp, bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng qua lá hoặc bón gốc.

– Nguyên liệu:

  • Xương trâu/ bò/ lợn
  • Dấm

– Cách làm:

  • Xương được đốt thành than, đập nhỏ và cho vào chum.
  • Cho dấm trắng vào với tỉ lệ 1 kg xương/10 lít dấm.
  • Ngâm trong 2 tuần.

1.7 Chất dải bề mặt vi sinh

– Mục đích: Dùng để dải trên bề mặt luống cho những cây ăn lá ngắn ngày hoặc sản xuất cây con hoặc phối hợp với phân ủ.

– Nguyên liệu:

  • Đất nhỏ: 9 kg
  • Cám gạo: 1 kg
  • IMO: 20 gr

– Cách làm:

  • Trộn đều các vật liệu với một lượng nước đạt độ ẩm 50-60%.
  • Ủ thành đống để 3 ngày khi thấy các mốc trắng xuất hiện thì dùng được.

– Cách dùng:

  • Dùng tay rải đều hỗn hợp trên mặt đất khoảng 5-8 kg/100 m2.
  • Sau một đêm hoặc 24 giờ thấy trên bề mặt đất phát triển những mốc trắng thì bắt đầu gieo trồng.
Cây trồng được chăm bón bằng các dung dịch thảo mộc rất tươi tốt và năng suất ổn định
Cây trồng được chăm bón bằng các dung dịch thảo mộc rất tươi tốt và năng suất ổn định

2. Cách pha hỗn hợp các dung dịch sau khi chiết xuất để dùng trong canh tác nông nghiệp hữu cơ

3. Lưu ý khi sử dụng dung dịch thảo mộc trong canh tác hữu cơ

– Việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng phải căn cứ vào tình trạng sinh trưởng và phát triển thực tế của cây trồng và các yếu tố ngoại cảnh tác động khác.

– Để tránh lãng phí, chỉ nên phối hợp dung dịch thảo mộc với các dung dịch khác khi trên ruộng có nhiều sâu hại có khả năng làm ảnh hưởng tới năng suất.

4. Valucha trực tiếp hướng dẫn người dân ủ đạm cá bón cho cây trồng trong nông nghiệp hữu cơ

Ở địa phương, cá rô phi sinh sản vô cùng nhanh chóng, dẫn đến việc có quá nhiều cá con bị vứt bỏ, gây lãng phí không đáng có. Trong khi đó, cá rô phi chứa nhiều protein (đạm) và xương cá chứa nhiều lân rất giàu dinh dưỡng cho cây trồng. Bên cạnh đó, cá con được bán ngoài chợ với mức giá rất thấp, chỉ từ 3.000đ đến 5.000đ/kg. Vì vậy Valucha đã hướng dẫn cho bà con nông dân cách sử dụng men vi sinh để ủ cá thành phân đạm dễ tiêu hóa cho cây trồng, đồng thời cung cấp đạm từ cá lên lá cây, tăng cường lượng đạm cố định, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ. Nếu không có cá con, chúng ta có thể thay thế bằng phần đầu và ruột cá bỏ đi trong sinh hoạt.

Chi phí để sản xuất 1 thùng 100lít đạm với 30 cân cá và 600ml men chỉ với 270.000đ. Bằng cách này, bà con nông dân có thể pha 100lít đạm cá thu được với 3000lít nước để cho cây trồng trên diện tích 1ha. Phương pháp này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn mang lại hiệu quả cao về mặt dinh dưỡng cho cây trồng. Anh Sinh (Thái Nguyên), người trực tiếp sử ủ và sử dụng đạm cá bón cho cây dưới sự hướng dẫn của Valucha cho biết: “Đạm cá bón cho cây ớt giúp lá xanh tốt, tươi lâu, quả ra to và đều, sản phẩm lại an toàn, dễ làm nên chúng tôi rất thích”.

Khách hàng có thể tham khảo thêm ủ phân đạm cá tại: Cách ủ đạm cá

Để mua sắm sản phẩm và tìm hiểu thêm về nông nghiệp hữu cơ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Giải pháp Nông nghiệp Valucha

Địa chỉ: Số 1 ngõ 197/318/3/47 tổ 12 đường Thạch Bàn, Quận Long Biên, Hà Nội.

Hotline: 0903.221.099

Email: valuchaasj@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/valucha.nongnghiep

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *