Cách chọn thực phẩm chuẩn hữu cơ

Thực phẩm hữu cơ ngày càng phổ biến và được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay nhiều loại được gắn mác hữu cơ tràn lan, vì vậy khách hàng cần tỉnh táo lựa chọn đúng loại thực phẩm hữu cơ đạt chuẩn.

1. Phân biệt thực phẩm sạch và thực phẩm hữu cơ

Theo cách hiểu đơn giản, thực phẩm hữu cơ là những loại đạt tiêu chuẩn không chứa thuốc trừ sâu, kháng sinh, hormone tăng trưởng, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, không bị biến đổi gen, không bị chiếu xạ tiệt trùng, không có hương liệu, phẩm màu hay chất bảo quản. 

Thực phẩm sạch vẫn có thể sử dụng phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu trong mức cho phép để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Thực phẩm hữu cơ có tiêu chuẩn khắt khe hơn so với thực phẩm sạch nói chung
Thực phẩm hữu cơ có tiêu chuẩn khắt khe hơn so với thực phẩm sạch nói chung

2. Các chứng nhận hữu cơ có uy tín

Cách tốt nhất để có thể chọn đúng sản phẩm organic là dựa vào các chứng nhận của các tổ chức uy tín trên thế giới được ghi trên bao bì sản phẩm.

Một số tổ chức chứng nhận hữu cơ uy tín nhất hiện nay có thể kể đến USDA (Hoa Kỳ), AIAB, ICEA (Ý), NASAA (Úc), Organic JAS (Nhật Bản), Demeter, EU Organic (châu Âu), Vegan Society (Anh) …

Ở Việt Nam có bộ Tiêu chuẩn hữu cơ PGS (Hệ thống đảm bảo chất lượng cùng tham gia). Tiêu chuẩn này được soạn thảo dựa trên Tiêu chuẩn cơ bản IFOAM và Tiêu chuẩn hữu cơ (10TCN 602-2006) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban  hành ngày 30 tháng 12 năm 2006, được cập nhật tháng 5 năm 2018 theo tiêu chuẩn Quốc Gia TCVN 11041 -2017. Tiêu chuẩn được IFOAM công nhận vào tháng 9 năm 2013.

3. Chi tiết các tiêu chuẩn về chứng nhận hữu cơ

Bộ tiêu chuẩn PGS áp dụng cho người sản xuất bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Những tiêu chuẩn này tạo điều kiện cho PGS Việt Nam cung cấp dịch vụ chứng nhận cho các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi hữu cơ từ sản xuất đến bán hàng cho tới người tiêu dùng.

Tóm tắt các tiêu chuẩn PGS cơ bản:

1. Nguồn nước được sử dụng trong canh tác hữu cơ phải là nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm (theo quy định trong tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn của TCVN 5942-1995)

2. Khu vực sản xuất hữu cơ phải được cách ly tốt khỏi các nguồn ô nhiễm như các nhà máy, khu sản xuất công nghiệp, khu vực đang xây dựng, các trục đường giao thông chính…
3. Cấm sử dụng tất cả các loại phân bón hóa học trong sản xuất hữu cơ.
4. Cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
5. Cấm sử dụng các chất tổng hợp kích thích sinh trưởng.
6. Các thiết bị phun thuốc đã được sử dụng trong canh tác thông thường không được sử dụng trong canh tác hữu cơ
7. Các dụng cụ đã dùng trong canh tác thông thường phải được làm sạch trước khi đưa vào sử dụng trong canh tác hữu cơ.
8. Nông dân phải duy trì việc ghi chép vào sổ tất cả vật tư đầu vào dùng trong canh tác hữu cơ.
9. Không được phép sản xuất song song: Các cây trồng trong ruộng hữu cơ phải khác với các cây được trồng trong ruộng thông thường.
10. Nếu ruộng gần kề có sự dụng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ thì ruộng hữu cơ phải có một vùng đệm để ngăn cản sự xâm nhiễm của các chất hóa học từ ruộng bên cạnh. Cây trồng hữu cơ phải trồng cách vùng đệm ít nhất là một mét (01m).
Nếu sự xâm nhiễm xảy ra qua đường không khí thì cần phải có một oại cây được trồng trong vùng đệm để ngăn chặn bụi phun xâm nhiễm. Loại cây trồng trong vùng đệm phải là loại cây khác với loại cây trồng hữu cơ. Nếu việc xâm nhiễm xảy ra qua đường nước thì cần phải có ột bờ đất hoặc rãnh thoát nước để tránh bị xâm nhiễm do nước bẩn tràn qua.
11. Các loại cây trồng ngắn ngày được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn vẹn một vòng đời từ khi làm đất đến khi thu hoạch sau khi thu hoạch có thể được bán như sản phẩm hữu cơ.
12. Các loại cây trồng lâu năm được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ  trọn vẹn một vòng đời từ khi kết thúc thu hoạch vụ trước cho đến khi ra hoa và thu hoạch vụ tiếp theo có thể được bán như sản phẩm hữu cơ.
13. Cấm sử dụng tất cả các vật tư đầu vào có chứa sản phẩm biến đổi gen GMOs.
14. Nên sử dụng hạt giống và các nguyên liệu trồng hữu cơ sẵn có. Nếu không có sẵn, có thể sử dụng các nguyên liệu gieo trồng thông thường nhưng cấm không được xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trước khi gieo trồng.
15. Cấm đốt cành cây và rơm rạ, ngoại trừ phương pháp du canh truyền thống.
16. Cấm sử dụng phân người.
17. Phân động vật đưa vào từ bên ngoài trang trại phải được ủ nóng trước khi dùng trong canh tác hữu cơ.
18. Cấm sử dụng phân ủ được làm từ rác thải đô thị.
19. Nông dân phải có các biện pháp phòng ngừa xói mòn và tình trạng nhiễm mặn đất.
20. Túi và các vật đựng để vận chuyển và cất giữ sản phẩm hữu cơ đều phải mới hoặc được làm sạch. Không được sử dụng các túi và vật đựng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ.
21. Thuốc bảo vệ thực vật bị cấm trong canh tác hữu cơ không được phép sử dụng trong kho cất trữ sản phẩm hữu cơ.
22. Chỉ được phép sử dụng các đầu vào nông dân đã có đăng ký với PGS và được PGS chấp thuận.

3. Chọn thực phẩm hữu cơ uy tín như thế nào?

Các loại thực phẩm hữu cơ được lưu thông trên thị trường sẽ sử dụng dấu hiệu PGS và ghi nhãn. 

Sản phẩm gia vị hữu cơ được nhiều khách hàng của Valucha yêu thích lựa chọn
Sản phẩm gia vị hữu cơ được nhiều khách hàng của Valucha yêu thích lựa chọn

Các nguyên tắc chung về việc ghi nhãn chứng nhận hữu cơ:

Dãy số in trên trái cây được bắt đầu bằng số 9 là chỉ những loại trái cây được trồng hoàn toàn hữu cơ
Dãy số in trên trái cây được bắt đầu bằng số 9 là chỉ những loại trái cây được trồng hoàn toàn hữu cơ

– Việc ghi nhãn phải phân biệt được rõ ràng giữa sản phẩm được chứng nhận hữu cơ, chưa được chứng nhận và các sản phẩm không hữu cơ.

– Sản phẩm hữu cơ đã được chứng nhận bởi PGS được ghi nhãn là “Sản phẩm hữu cơ” cùng dấu hiệu PGS.

– Người sản xuất hoặc chế biến sản phẩm hữu cơ phải được xác định rõ trên nhãn mác trong đó luôn ghi rõ tên của liên nhóm, tên  nhóm và tên cùng có mã số nhận diện của nông dân.

– Các sản phẩm chế biến có chứa ít nhất 95% thành phần từ sản xuất được chứng nhận hữu cơ (tính theo trọng lượng trừ nước và muối) có thể được gắn nhãn là hữu cơ cùng với nhãn hiệu PGS .

– Các sản phẩm được phê chuẩn bởi PGS nhưng có thành phần từ hữu cơ ít hơn 95% (trừ nước và muối) không thể ghi nhãn cũng dấu hiệu hữu cơ PGS. Tuy nhiên, PGS có thể cho phép tuyên bố trên nhãn mác tỉ lệ các thành phần hữu cơ được chứng nhận PGS của sản phẩm.

– Những sản phẩm này có thể được gắn nhãn “Được làm cùng các thành phần hữu cơ”.

– Tên và Logo PGS không được phép sử dụng như một bộ phận trong thương hiệu hoặc logo của công ty kinh doanh.

– Tất cả các thành phần hữu cơ và thành phần không có tên cụ thể sẽ được liệt kê trên nhãn cùng tỉ lệ, trọng lượng của chúng.

Tương ớt đóng chai được sản xuất từ nguồn nguyên liệu ớt được canh tác chuẩn hữu cơ
Tương ớt đóng chai được sản xuất từ nguồn nguyên liệu ớt được canh tác chuẩn hữu cơ

Để chọn nơi mua thực phẩm hữu cơ uy tín, Valucha có thể là một địa chỉ bạn có thể tin cậy. Trực tiếp xây dựng vùng nguyên liệu, ứng dụng quy trình canh tác hữu cơ, sát sao trong mọi khâu giống, trồng trọt, chăm bón, thu hái… nên các nông sản mà Valucha cung cấp đều đạt các tiêu chuẩn hữu cơ cần thiết.

Bạn có thể tham khảo thông tin về các vùng nguyên liệu trồng ớt và các sản phẩm hữu cơ mà Valucha đang cung ứng tại đây.

Tài liệu tham khảo:

  1. Tiêu chuẩn Hữu cơ PGS Việt Nam của Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA), Phiên bản thứ 3, Được IFOAM công nhận tháng 9/2013.
  2. Tài liệu dự án “Phát triển khuôn khổ cho sản xuất và marketing nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam” của Hội nông dân Việt Nam (VNFU) và Agricultural Development Denmark Asia (ADDA) Đan Mạch.

Để mua sắm sản phẩm và tìm hiểu thêm về nông nghiệp hữu cơ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Giải pháp Nông nghiệp Valucha

Địa chỉ: Số 1 ngõ 197/318/3/47 tổ 12 đường Thạch Bàn, Quận Long Biên, Hà Nội.

Hotline: 0903.221.099

Email: valuchaasj@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/valucha.nongnghiep

Youtube: https://www.youtube.com/@VALUCHA-Nongnghiephuuco/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *