Đất được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định tới quá trình phát triển và chất lượng cây trồng. Do đa phần tài nguyên đất canh tác nông nghiệp đều bị bạc màu, ô nhiễm dưới tác động của phân bón vô cơ và hóa chất, nên khi chuyển sang canh tác hữu cơ cải tạo đất là công đoạn bắt buộc cần thực hiện.
1. Những loại đất nào cần phải cải tạo khi canh tác nông nghiệp hữu cơ
Tình trạng đất đai bị bạc màu là hậu quả của việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu quá liều lượng trong thời gian dài. Các chất hóa học này tích tụ trong đất, làm suy giảm sự đa dạng sinh học, gây ra tình trạng cạn kiệt dinh dưỡng và ảnh hưởng xấu đến cấu trúc đất. Đất bị bạc màu trở cản trở sự phát triển của cây, trực tiếp làm giảm tốc độ tăng trưởng và năng suất cây trồng.
Để chuyển đổi sang canh tác hữu cơ hiệu quả, hầu hết các loại đất đều được kiểm tra và tiến hành cải tạo trước khi trồng trọt. Một số loại đất cần thiết phải cải tạo có thể kể đến như: Đất bạc màu, chua, phèn; đất chứa các loại nấm, sâu bệnh làm cây chậm lớn; đất chứa dư lượng thuốc trừ sâu cao…
2. Các phương pháp cải tạo đất để canh tác nông nghiệp hữu cơ
Cải tạo đất trong nông nghiệp hữu cơ là công đoạn bắt buộc để làm sạch đất, tái tạo nguồn dinh dưỡng dồi dào trong đất để canh tác cây trồng. Có một số phương pháp cải tạo đất phổ biến và dễ áp dụng như sau:
-
Sử dụng vôi bột
Các loại đất có độ chua, phèn cao thường gây khó khăn cho sự phát triển của cây trồng. Việc dùng vôi bột cải tạo có thể giúp điều chỉnh độ pH đất, tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của cây trồng.
-
Ủ các loại cây xanh làm phân bón.
Phương pháp ủ các loại cây xanh như cỏ, rơm, lá cây, các cây họ đậu, cây xuyến chi… là một phương pháp hữu ích để tạo phân bón hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho đất.
-
Trồng các loại cây như đậu phộng, đỗ đen, cỏ lạc dại
Nếu đất chứa dư lượng thuốc trừ sâu nhiều, việc sử dụng các loại cây như đậu phộng, đỗ đen, cỏ lạc dại có khả năng hấp thu và loại bỏ các hóa chất độc hại từ đất. Những loại cây này không chỉ hấp thu dư lượng chất độc hại từ đất mà còn cải thiện cấu trúc đất, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của cây trồng sau này.
-
Ủ phân chuồng, bón phân hữu cơ
Các loại phân động vật (trừ phân người) được trải qua quá trình ủ nóng sẽ trở thành nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho đất và cây trồng. Không chỉ tăng hàm lượng dinh dưỡng và độ mùn cho đất, các loại phân này còn giúp tăng cường sức đề kháng của cây, từ đó giảm thiểu tác động của các loại nấm, sâu bệnh.
3. Tác dụng của cải tạo đất trong canh tác nông nghiệp hữu cơ
Việc cải tạo đất đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho canh tác nông nghiệp hữu cơ, môi trường và tăng trưởng kinh tế.
- Cải tạo đất giúp làm tăng các hoạt động sinh học trong đất do đó làm tăng việc huy động dinh dưỡng từ các nguồn hữu cơ và chất khoáng đồng thời thúc đẩy sự phân hủy các chất độc trong đất. Hoạt động này giúp loại bỏ các loại hóa chất độc hại tồn dư trong đất, đồng thời làm hồi sinh nguồn dinh dưỡng dồi dào vốn có của tự nhiên.
- Các loại phân ủ, phân hữu cơ, phân vi sinh được sử dụng trong quá trình cải tạo giúp đất có được nguồn dinh dưỡng phong phú để đảm bảo cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.
- Cải tạo đất được thực hiện bằng việc loại bỏ hoàn toàn chất hóa học và phân bón vô cơ, thay thế bằng phân hữu cơ, phân vi sinh. Quá trình này không chỉ làm cho đất trở nên tốt hơn cho sự phát triển của cây trồng mà còn giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường đất, nước, đồng thời cung cấp sản phẩm nông nghiệp an toàn, tốt cho sức khỏe.
- Những vùng đất bạc màu, nhiễm sâu bệnh, còn tồn dư hóa chất sau một quá trình cải tạo sẽ có được độ tơi xốp, màu mỡ, không còn hóa chất độc hại. Những tiêu chuẩn này sẽ giúp vùng đất đó đáp ứng được các tiêu chuẩn canh tác hữu cơ. Với phương thức canh tác này, nông sản thu hoạch được sẽ có giá trị kinh tế cao hơn so với canh tác thông thường, nhờ đó thu nhập của người lao động sẽ tăng trưởng tốt hơn.
4. Valucha hỗ trợ nông dân cải tạo đất chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp hữu cơ
Trước khi quy hoạch vùng nguyên liệu canh tác, đội ngũ chuyên gia của Valucha sẽ đến khảo sát, kiểm tra thực trạng, độ pH của đất bằng máy chuyên dụng, kiểm tra độ mùn hữu cơ và nguồn nước xung quanh từ đó đưa ra hướng tư vấn cải tạo cụ thể.
Ví dụ vùng đất chua bạc màu cần cải tạo độ pH, Valucha sẽ hướng dẫn người dân trộn vôi bột hoặc tưới nước vôi trong với liều lượng thích hợp. Sau đó tăng độ mùn cho đất bằng cách bón phân chuồng đã được ủ mục; bón phân xanh, các loại thực vật ủ hoai mục; sử dụng men vi sinh có lợi cho đất.
Valucha còn tận tình hướng dẫn người dân cách tự ủ phân từ thực vật, ủ đạm cá để tiết kiệm chi phí và đáp ứng được nguồn dinh dưỡng cho cây trồng.
Tham khảo thêm tại: Sử dụng phân xanh và tự ủ phân trong nông nghiệp hữu cơ
Tùy vào hiện trạng từng vùng đất mà thời gian cải tạo kéo dài khác nhau, có những nơi thời gian Valucha thực hiện cải tạo chỉ cần 2-3 tháng, tuy nhiên cũng có nơi thời gian sẽ kéo dài đến 1 năm hoặc 2-3 năm mới đáp ứng được tiêu chuẩn canh tác hữu cơ. Đặc biệt trong giai đoạn cải tạo đất và bước đầu chuyển đổi sang canh tác hữu cơ, năng suất cây trồng 1 -2 vụ đầu sẽ không cao bằng phương thức canh tác sử dụng phân vô cơ, thuốc hóa học trước đó. Vì vậy Valucha luôn kiên trì, sát cánh cùng người dân, đồng thời cam kết bao tiêu đầu ra sản phẩm nông sản để giúp họ yên tâm đi theo con đường nông nghiệp hữu cơ.
Nhờ vậy mà hiện nay Valucha đã xây dựng được 2 vùng nguyên liệu ở Thái Nguyên và Mộc Châu đủ tiêu chuẩn để trồng ớt hữu cơ phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu Châu Âu và cung ứng nguyên liệu sản xuất gia vị hữu cơ phân phối tới tay người tiêu dùng.
Để mua sắm sản phẩm và tìm hiểu thêm về nông nghiệp hữu cơ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Giải pháp Nông nghiệp Valucha
Địa chỉ: Số 1 ngõ 197/318/3/47 tổ 12 đường Thạch Bàn, Quận Long Biên, Hà Nội.
Hotline: 0903.221.099
Email: valuchaasj@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/valucha.nongnghiep