Valucha tôn trọng nguyên tắc không sử dụng giống biến đổi gen trong nông nghiệp hữu cơ. Chúng tôi cam kết bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường thông qua việc lựa chọn phương pháp trồng trọt tự nhiên, hỗ trợ sản xuất an toàn và bền vững.
1. Giống cây trồng biến đổi gen là gì?
Theo tài liệu Tiêu chuẩn hữu cơ PSG Việt Nam của Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) thì sinh vật biến đổi gen (GMOs) được hiểu là các sinh vật sống kể cả thực vật, động vật hoặc các vi sinh vật có nguồn gốc từ kỹ thuật gen.
Kỹ thuật gen là vật liệu gen di truyền của thực vật, động vật, vi sinh vật, các tế bào và các đơn vị sinh vật khác được thay đổi nhờ kỹ thuật sinh học phân tử mà sự thay đổi này không thể thực hiện được qua quá trình nhân giống, chọn lọc hoặc đột biến tự nhiên. Phương pháp trong kỹ thuật gen bao gồm tái tổ hợp ADN, hợp nhất tế bào, vi cấy tế bào, khuyết đoạn gen và nhân đôi gen. Các kỹ thuật không áp dụng trong kỹ thuật gen bao gồm tiếp hợp, truyền tính trạng và lai giống tự nhiên.
Như vậy, cây trồng biến đổi gen có thể được hiểu là các loại cây được sản xuất ra bằng cách sử dụng các kỹ thuật của công nghệ sinh học hiện đại, hay còn gọi là kỹ thuật di truyền để cắt ghép gen, định vị gen trội, tạo ra giống mới có đặc điểm như mong muốn.
2. Vì sao Valucha không chọn cây trồng biến đổi gen trong canh tác nông nghiệp hữu cơ?
Với định nghĩa như trên chúng ta có thể hiểu giống biến đổi gen chính là một điều đi ngược lại với qui luật tự nhiên. Kỹ thuật gen đã làm cấu trúc gen của cây bị biến đổi dẫn đến sự biến đổi của toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro tới sức khỏe con người trong tương lai.
Loại cây trồng được nhân giống bằng phương pháp nhân giống hiện đại có xu hướng rất giống nhau và nếu một cây có thiên hướng bị bệnh, các cây khác cũng bị như vậy. Mặc dù một vài giống hiện đại mới có thể có sức đề kháng rất tốt với sâu và bệnh, những cũng rất nguy hiểm khi chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào bất kì giống nào trong số đó.
Bác sĩ Trần Văn Ký (phụ trách văn phòng phía Nam Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam): “”Hiện chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được việc sử dụng thực phẩm này an toàn, không có hại. Trong khi đó việc sử dụng thực phẩm biến đổi gen không chỉ tác động trực tiếp đến người sử dụng mà về lâu dài (nếu có hại) có thể ảnh hưởng cho nhiều thế hệ mai sau và ảnh hưởng đến giống nòi. Do vậy cơ quan chức năng cần xem xét hết sức cẩn trọng“.
Một trong các nguyên tắc được đề cập tới ở Tiêu chuẩn hữu cơ PSG Việt Nam thì kỹ thuật gen bị loại trừ ra khỏi sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ. Tiêu chuẩn lựa chọn giống cây trồng phải đảm bảo:
– Cấm tất cả vật liệu đầu vào trong toàn bộ sản xuất có nguồn gốc biến đổi gen.
– Vật liệu đầu vào sản xuất phải truy xuất được một bước trước đó để kiểm chứng là vật liệu đó không được sản xuất từ thực vật, động vật hoặc vi sinh vật có nguồn gốc từ kỹ thuật gen, xét cả về trực tiếp và gián tiếp.
Chính vì vậy, để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe con người và sự cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên, Valucha tuyệt đối không sử dụng các giống biến đổi gen trong canh tác nông nghiệp hữu cơ.
3. Nên lựa chọn giống cây trồng như thế nào trong nông nghiệp hữu cơ?
Mỗi loại cây trồng và giống cây trồng có nhu cầu riêng của mình và ở nơi này nó sẽ sinh trưởng tốt, nhưng ở khu vực khác nó có thể lại sinh trưởng không tốt. Các cây trồng khác nhau bị ảnh hưởng một cách khác nhau bởi những yếu tố sau:
- Loại đất trồng
- Khí hậu
- Độ cao
- Loại và khối lượng dinh dưỡng
- Lượng nước cần thiết
Chính vì vậy người làm nông nghiệp nên sử dụng càng nhiều giống cây trồng địa phương càng tốt.
Một nông dân hữu cơ nên lựa chọn loại cây trồng và giống theo một số đặc điểm sau:
– Lựa chọn loài và giống cây trồng, vật nuôi đưa vào sản xuất trong hệ thống hữu cơ hải thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu địa phương và có khả năng chịu sâu bệnh.
– Toàn bộ hạt giống và vật liệu trồng trọt phải có nguồn gốc hữu cơ.
– Nếu sẵn có thì nên sử dụng hạt giống và vật liệu cây trồng hữu cơ. Nếu không thì có thể sử dụng hạt giống thông thường nhưng hạt giống này không được xử lý bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm trước khi gieo trồng. Nếu không thể tìm được hạt giống không xử lý hóa chất, thì được phép rửa hạt giống bằng nước sạch để loại bỏ hóa chất trước khi sử dụng.
– Đối với các loại cây trồng lâu năm, trang trại hữu cơ được phép sử dụng giống sản xuất từ nguyên liệu thực vật thông thường nhưng sản phẩm của các cây trồng này không được bán như là sản phẩm hữu cơ cùng nhãn mác PGS trong vòng 12 tháng đầu.
4. Giống cây trồng tại vùng nguyên liệu nông nghiệp hữu cơ của Valucha
Với diện tích canh tác rộng lớn tại 2 vùng nguyên liệu chính ở Thái Nguyên và Mộc Châu, Valucha luôn chọn lọc kỹ lưỡng các loại giống trước khi canh tác. Cây trồng được đưa vào trồng trọt phải là những cây giống không biến đổi gen, có đặc điểm sinh trưởng và phát triển phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết thổ nhưỡng ở vùng trồng.
Nhờ vậy mà hiện nay những vườn ớt hữu cơ Valucha đều đang phát triển tốt, sai quả và cho năng suất đạt tiêu chuẩn cao của nông nghiệp hữu cơ để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tới các thị trường khó tính trên thế giới.
Tài liệu tham khảo:
- Tiêu chuẩn Hữu cơ PGS Việt Nam của Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA), Phiên bản thứ 3, Được IFOAM công nhận tháng 9/2013.
Để mua sắm sản phẩm và tìm hiểu thêm về nông nghiệp hữu cơ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Giải pháp Nông nghiệp Valucha
Địa chỉ: Số 1 ngõ 197/318/3/47 tổ 12 đường Thạch Bàn, Quận Long Biên, Hà Nội.
Hotline: 0903.221.099
Email: valuchaasj@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/valucha.nongnghiep
Youtube: https://www.youtube.com/@VALUCHA-Nongnghiephuuco