Trong canh tác nông nghiệp hiện nay, người nông dân có xu hướng “dọn sạch” cỏ bằng các loại thuốc diệt cỏ cực độc bởi hiệu quả nhanh chóng mà không cần quan tâm tới các hệ lụy về sức khỏe và môi trường. Nông nghiệp hữu cơ thì ngược lại, người nông dân sẽ tận dụng cỏ dại để làm tốt đất và tăng cường dinh dưỡng cho cây.
1. Thực trạng tận diệt cỏ dại trong canh tác nông nghiệp hiện nay
Tất cả các loại thực vật mọc trong tự nhiên sẽ có những cây thuộc nhóm có ích và nhiều loại cây gây cản trở cho hoạt động của con người hay còn gọi chung là cỏ dại. Với nhóm cỏ dại, nếu biết tận dụng khai thác các ưu điểm của chúng cũng sẽ đem lại nhiều lợi ích trong canh tác.
Tuy nhiên, hiện nay trong sản xuất thông thường, người nông dân luôn muốn làm sạch cỏ trên toàn bộ diện tích cây trồng một cách nhanh chóng. Vì vậy, các loại thuốc diệt cỏ được sử dụng rất phổ biến.
Những loại thuốc diệt cỏ chứa hoạt chất paraquat hiện nay được sử dụng rất rộng rãi. Đây là loại hóa chất cực độc đã bị cấm sử dụng trong nông nghiệp ở các nước châu Âu nhưng ở nước ta chúng vẫn được sử dụng rộng rãi, rất dễ tìm mua. Hiện nay thuốc diệt cỏ có chứa hoạt chất paraquat trên thị trường có nhiều tên gọi khác như: prelude, gramoxone, surefire, cyclone… Chúng có độc tính rất cao và không có thuốc chữa, thuốc giải độc đặc hiệu.
Những loại thuốc diệt cỏ kể trên không chỉ gây hại trực tiếp tới sức khỏe con người mà còn gây rất nhiều tác động tiêu cực tới môi trường đất – nước – không khí. Để khắc phục những hậu quả chúng để lại con người tốn rất nhiều thời gian và công sức.
2. Vai trò to lớn của cỏ dại trong nông nghiệp hữu cơ
Những người làm nông nghiệp hữu cơ hiểu sự bất lợi của cỏ nhưng họ cũng biết tới nhiều điểm có lợi của chúng. Nếu biết cách khai thác cỏ dại sẽ đem lại rất nhiều hiệu quả cho cây trồng:
- Trong canh tác hữu cơ, khi bón phân những khu vực có cải dại sẽ tránh nắng, mưa tác động trực tiếp nên giữ được độ ẩm tốt, giúp đất tơi xốp hơn, hạn chế được thất thoát phân bón.
- Khi cỏ dại cắt đi nếu được xử lý đúng kỹ thuật sẽ trở thành chất hữu cơ rất quan trọng giúp trả lại dinh dưỡng cho đất, góp phần làm cho hệ sinh thái của khu vực canh tác.
- Những người làm nông nghiệp hữu cơ luôn tìm cách sử dụng cỏ dại một cách hợp lý, tuyệt đối không sử dụng các các loại thuốc diệt cỏ độc hại để cân bằng hệ sinh thái trong vườn, thu hút thiên địch có ích giúp góp phần diệt trừ sâu bệnh một cách tự nhiên.
- Các thảm cỏ không chỉ mang lại môi trường sống trong lành mà còn giúp đất đai không bị xói mòn.
- Cỏ dại vào mùa nắng sẽ giữ độ ẩm cho cây, bảo vệ được các vi sinh vật có lợi ở dưới các lớp đất. Còn vào mùa mưa, cỏ dại sẽ giúp nông dân giải quyết việc chống xói mòn, rửa trôi đất rất hiệu quả.
- Các lớp cỏ dại đã già sẽ được nông dân cắt và ủ vào chính những gốc cây để làm phân hữu cơ, tạo lớp mùn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
- Các lớp mùn từ cỏ dại, phân xanh sẽ giúp nuôi đất, phục hồi môi trường và hệ sinh thái vi sinh vật, trả lại dinh dưỡng vốn có cho đất.
- Cỏ dại cũng giúp đất cân bằng, duy trì và tái tạo lượng dinh dưỡng cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu suất cây trồng.
3. Kiểm soát cỏ dại trong nông nghiệp hữu cơ
Nông nghiệp hữu cơ khác với canh tác thông thường là hoàn toàn không sử dụng các loại thuốc diệt cỏ. Bởi vậy để hạn chế được sự cản trở của cỏ dại và tận dụng tối đa những lợi ích chúng mang lại, người nông dân sẽ kiểm soát cỏ bằng một số cách sau:
– Thực hiện loại trừ cỏ bằng cách nhổ thủ công hoặc các loại máy làm cỏ, sau đó bỏ vào gốc cây để làm phân hữu cơ cho cây trồng.
– Ưu tiên cho những loại cỏ dại bản địa và các loài cỏ mọc tự nhiên. Canh tác cây trồng xen lẫn với những loại cây cỏ họ đậu, cúc, những loại cỏ cho sinh khối để , cải tạo đất, tăng cường đạm sinh học cho đất, hạn chế tuyến trùng đất…
– Khi cỏ đã tàn hoa, có hạt nên cắt cỏ cách gốc khoảng 10-15cm, chỉ cần cắt cỏ 2-3 lần trong mùa mưa để ủ làm phân và cho lứa cỏ mới mọc lên.
– Chuẩn bị đất trồng kỹ lưỡng giúp loại bỏ tối đa mầm mống các loại cỏ dại có trong đất, như vậy sẽ hạn chế được sự phát triển của chúng trong tương lai.
– Luân canh, xen canh và tăng mật độ cây trồng để hạn chế tối đa diện tích bề mặt đất trồng mà cỏ dại có thể phát triển.
– Sử dụng các loại màng phủ giúp hạn chế đất tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ đó ức chế được sự phát triển của cỏ dại.
– Trong một số trường hợp, các biện pháp thủ công không đem lại hiệu quả lớn thì người nông dân có thể sử dụng một số loại thuốc sinh học giúp hạn chế cỏ nhưng không gây hại cho sức khỏe và môi trường.
4. Valucha kiểm soát cỏ dại khi phát triển nông nghiệp hữu cơ
Trong quá trình canh tác Valucha hoàn toàn không sử dụng các loại thuốc diệt cỏ độc hại để loại bỏ cỏ dại. Thay vào đó, Valucha tiến hành dọn cỏ thủ công, tận dụng ưu điểm của các loại màng phủ nông nghiệp để hạn chế và làm sạch cỏ. Sau đó, Valucha sẽ tận dụng lượng cỏ dại trong vùng nguyên liệu để ủ làm phân bón cho cây trồng.
Valucha hướng dẫn bà con Mộc Châu ủ phân hữu cơ bằng thực vật
Bên cạnh đó, Valucha cũng luôn tìm hiểu kỹ về điều kiện về sinh thái, giống cây trồng, tính thời vụ và các biện pháp canh tác để kiểm soát cỏ dại một cách hiệu quả. Nhờ vậy, dù không dùng đến các loại thuốc diệt cỏ độc hại nhưng cây trồng tại các vùng nguyên liệu của Valucha vẫn sinh trưởng tốt và cho thành phẩm an toàn, chất lượng cao.
Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu dự án “Phát triển khuôn khổ cho sản xuất và marketing nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam” của Hội nông dân Việt Nam (VNFU) và Agricultural Development Denmark Asia (ADDA) Đan Mạch.
Khách hàng có nhu cầu trao đổi thông tin về nông nghiệp hữu cơ xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Giải pháp Nông nghiệp Valucha
Địa chỉ: Số 1 ngõ 197/318/3/47 tổ 12 đường Thạch Bàn, Quận Long Biên, Hà Nội.
Hotline: 0903.221.099
Email: valuchaasj@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/valucha.nongnghiep