Nông nghiệp hữu cơ gắn liền sự phát triển của mình với mục tiêu bảo vệ môi trường hệ sinh thái, khôi phục tự nhiên và bảo vệ sức khỏe con người. Vì vậy, đây chính là hướng đi bền vững cho nền nông nghiệp trong tương lai.
1. Nông nghiệp bền vững là gì?
Nông nghiệp bền vững có thể hiểu là phương thức canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững, đó là đáp ứng nhu cầu thực phẩm hiện tại của xã hội, mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại hoặc tương lai.
Nền nông nghiệp bền vững phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản là: đảm bảo nhu cầu nông sản của loài người hiện nay và duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau, bao gồm gìn giữ được quỹ đất, quỹ nước, quỹ rừng, không khí và khí quyền, tính đa dạng sinh học … Xây dựng nền nông nghiệp bền vững là việc làm cấp thiết và là xu hướng tất yếu của tiến trình phát triển.
Nông nghiệp hữu cơ với các nguyên tắc “Sức khoẻ – Sinh thái – Công bằng – Cẩn trọng” sẽ góp phần xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trong tương lai.
Xem thêm tại: Nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ được phát triển bởi IFOAM
2. Một số đặc điểm của nền nông nghiệp bền vững
Nông nghiệp bền vững giúp chúng ta có nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe mà không làm ảnh hưởng xấu đến những thế hệ sau này. Điều cốt lõi làm nên một nền nông nghiệp bền vững là tìm được sự cân bằng giữa nhu cầu sản xuất lương thực thực phẩm và việc bảo tồn hệ sinh thái môi trường. Đồng thời, nông nghiệp bền vững cũng thúc đẩy ổn định kinh tế cho nông dân, giúp người nông dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Để có được một nền nông nghiệp bền vững cần phải đạt được một số điểm sau đây:
- Đạt được sự hoà hợp của các chu trình sinh học tự nhiên và kiểm soát được chúng.
- Bảo vệ, khôi phục độ phì đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Tối ưu hoá được việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên của nông trại.
- Giảm thiểu việc sử dụng các nguồn không tái sinh được và nguồn đầu vào của sản xuất phải mua từ bên ngoài.
- Đảm bảo đầy đủ và đáng tin cậy nguồn thu nhập của nông trại.
- Giảm thiểu được tác động xấu đến sức khoẻ con người, sự an toàn, các loài hoang dại, chất lượng nước và môi trường.
3. Các yếu tố nông nghiệp hữu cơ cần có để hướng tới phát triển một nền nông nghiệp bền vững
3.1 Tăng cường đa dạng sinh học trong toàn hệ thống
Trong sản xuất hữu cơ, không thực hiện các hoạt động có tác động tiêu cực đến các khu bảo tồn đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận, ví dụ: khu bảo tồn động vật hoang dã, rừng đầu nguồn.
Kết hợp duy trì, tăng cường đa dạng sinh học đối với các khu vực sản xuất, trong mùa vụ và ở những nơi có thể trồng những cây khác với cây trồng hữu cơ. Trong sản xuất cây trồng một năm, người sản xuất phải thiết lập sự đa dạng các loài thực vật trong khu vực sản xuất tối thiểu bằng cách đa canh, xen canh và luân canh cây trồng để giảm sâu bệnh và cỏ dại, bao gồm cả luân canh các cây họ đậu để tăng cường các chất hữu cơ và độ phì đất.
Cây, con giống trong trong sản xuất hữu cơ phải phù hợp với khí hậu, đất đai tại địa phương, có khả năng chống chịu sâu bệnh và thoả mãn không phải là cây trồng, con giống biến đổi gen (GEO/GMO).
3.2 Nâng cao hoạt tính sinh học và duy trì độ phì của đất
Trong quá trình sản xuất, canh tác hữu cơ sẽ trả lại cho đất các vật liệu động vật, thực vật và vi sinh vật có ích để làm tăng hoặc ít nhất duy trì độ phì nhiêu của đất và các hoạt động sinh học trong đất. Cấm sử dụng các loại phân bón tổng hợp và các chất kích thích tăng trưởng gây ảnh hưởng tới độ phì và hệ vi sinh vật trong đất.
Người sản xuất phải cố gắng sử dụng các chất hữu cơ từ thực vật và động vật được sản xuất trong hộ gia đình như phân ủ thực vật, đậm cá, ốc sên, phân động vật ủ nóng… để cải tạo đất. Các loại cây phân xanh cần phải được đưa vào luân canh trong cơ cấu cây trồng gồm nhiều loại cây khác nhau bao gồm các cây họ đậu, cây trồng phụ hoặc cây có rễ ăn sâu.
Sử dụng phân hữu cơ với một lượng thích hợp khi cần thiết có cân nhắc tới cân bằng dinh dưỡng trong đất và nhu cầu về dinh dưỡng của cây trồng đó do đó làm cân đối, cân bằng hệ sinh thái đất.
Không được sử dụng rác thải đô thị để ủ phân vì loại rác thải này có nguy cơ nhiễm kim loại nặng cao gây hại cho đất. Nước và chất lắng trong hầm bio-gas không được bón trực tiếp cho cây trồng nhưng có thể được sử dụng sau khi trải qua tiến trình ủ để tiêu diệt ký sinh trùng gây hại cho hệ thống sản xuất.
Được phép sử dụng vi sinh vật để cải tạo đất, ủ phân, xử lý nước và chất thải từ chuồng nuôi động vật trừ khi các loại vi sinh này được sản xuất qua kỹ thuật gen.
Cấm sử dụng tất cả các loại phân bón tổng hợp như phân đạm ure, phân lân và phân kali và cấm sử dụng các loại hooc môn tăng trưởng thực vật tổng hợp.
Không đốt các thảm thực vật, tàn dư cây trồng trong quá trình làm đất trừ trường hợp tàn dư cây trồng bị sinh vật gây hại phải thu gom, tiêu hủy.
Áp dụng các biện pháp canh tác nhằm chống thoái hóa đất, xói mòn đất, xâm nhập mặn và các rủi ro liên quan khác gây mất đất, thoái hóa đất và ô nhiễm đất.
3.3 Tái chế các chất thải có nguồn gốc từ động, thực vật trả lại dinh dưỡng cho đất, giảm thiểu các tài nguyên không thể phục hồi
Như đã nói ở trên, các chất thải từ trong hệ thống sản xuất của quá trình này lại được sử dụng làm phân bón bổ sung lại cho đất, giảm thiểu sử dụng các tài nguyên không thể phục hồi. Đồng thời tránh để các chất thải đó gây ô nhiễm môi trường.
Sử dụng các tài nguyên sẵn có, có thể phục hồi tại địa phương tránh ảnh hưởng tới sử dụng tài nguyên các địa phương khác. Chúng ta có thể tận dụng các loại cây phân xanh, các cây họ đậu, phân động vật, các loại động vật như cá… có sẵn tại địa phương để kết hợp cùng với men, trải qua quá trình ủ đúng kỹ thuật để tạo ra được các loại phân hữu cơ tốt cho đất.
> Tham khảo cách ủ đạm cá của Valucha
3.4 Khuyến khích sử dụng hợp lý đất đai, nước và không khí cũng như giảm thiểu ô nhiễm do các hoạt động nông nghiệp
Nguồn nước sử dụng trong trồng trọt cần được sử dụng hợp lý theo nhu cầu của cây trồng và tránh lãng phí. Nước sử dụng trong trồng trọt hữu cơ phải đáp ứng yêu cầu theo quy định hiện hành, phải bảo vệ nguồn nước để tránh bị ô nhiễm.
Sản xuất hữu cơ chỉ sử dụng các loại phân khoáng thiên nhiên và chỉ để bổ sung cho các phương pháp sinh học để tăng độ phì của đất, ví dụ: phân xanh và phân ủ (compost). Sản xuất hữu cơ không sử dụng phân bón tổng hợp (phân bón hòa tan bằng phương pháp hóa học, ví dụ: các superphosphat), không sử dụng phân bắc đối với cây trồng dùng làm thực phẩm. Các sản phẩm phụ từ chăn nuôi, ví dụ phân chuồng từ bãi chứa trong trang trại có thể dùng để bón cho cây trồng. Khuyến khích sử dụng phân chuồng từ cơ sở chăn nuôi hữu cơ.
Đối với quản lý sinh vật gây hại, phải có các biện pháp ngăn ngừa sinh vật gây hại (vi sinh vật gây bệnh, côn trùng gây hại, có dại…) nhưng không gây hại tới môi trường. Có thể tham khảo thêm tại: Phòng trừ sâu bệnh trong nông nghiệp hữu cơ
Đối với cỏ dại, có thể sử dụng các biện pháp tham khảo tại đây: Quản lý cỏ dại trong nông nghiệp hữu cơ
Hệ thống sản xuất hữu cơ cũng rất khắt khe khi yêu cầu có không gian ngăn cách, hạn chế sự xâm nhập ô nhiễm từ khu lân cận và nguồn đất, nguồn nước cũng được kiểm tra kỹ càng đúng tiêu chuẩn an toàn để được sử dụng.
Tóm lại, hệ thống sản xuất nông nghiệp hữu cơ được xây dựng nhằm tôn trọng thiên nhiên, bảo tồn, khôi phục hệ sinh thái sẵn có trước kia bao gồm đất, nước, sự đa dạng cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật. Nông nghiệp hữu cơ cũng làm giảm phát thải, giảm thiểu ô nhiễm gây hại cho chính hệ thống và môi trường xung quanh, tạo ra giá trị kinh tế cao, ổn định. Do đó nông nghiệp hữu cơ là hướng đi cho xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.
4. Valucha mang lại nhiều giá trị cho sự phát triển của nền nông nghiệp bền vững
Với mục tiêu đóng góp giá trị vào hành trình phát triển nông nghiệp bền vững, Valucha đã luôn kiên định phát triển các vùng canh tác chuẩn quy trình và tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ dù còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.
Không chỉ trực tiếp vận hành các vùng nguyên liệu để cung ứng nông sản hữu cơ cho xuất khẩu, sản xuất thực phẩm chất lượng cao, Valucha còn xây dựng chuỗi mắt xích, gia tăng chuỗi giá trị cho nông nghiệp hữu cơ nói riêng và nông nghiệp nói chung.
Valucha góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững trong tương lai
Để mua sắm sản phẩm và tìm hiểu thêm về nông nghiệp hữu cơ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Giải pháp Nông nghiệp Valucha
Địa chỉ: Số 1 ngõ 197/318/3/47 tổ 12 đường Thạch Bàn, Quận Long Biên, Hà Nội.
Hotline: 0903.221.099
Email: valuchaasj@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/valucha.nongnghiep
Youtube: https://www.youtube.com/@VALUCHA-Nongnghiephuuco